QUY TRÌNH THI CÔNG NHÀ PHỐ TẠI KHÔNG GIAN XANH

KGX – Không Gian Xanh chia sẻ đến quý gia chủ quy trình thi công nhà phố, một quy trình chuẩn mà chúng tôi đã và đang áp dụng. Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Bước đầu tiên trong quy trình thi công nhà phố chính là thành lập ban chỉ huy công trình và chuẩn bị mặt bằng thi công. Sau đó tiến hành công tác thi công cơ bản và chi tiết để đạt kết quả như mong đợi.

I. Thi công phần móng và công trình ngầm

1. Quy trình thi công đào đất và lấp đất móng: (xem bản vẽ biện pháp thi công)

a. Công tác chuẩn bị – thiết lập mặt bằng thi công

– Định vị hệ lưới trục kết cấu.

– Tập kết vật tư, thiết bị đến công trường.

b. Công tác thi công đào đất móng

– Đào đất cho các móng đơn sử dụng phương pháp đào mở, dùng máy đào tiến hành đào đất móng theo hướng từ trong ra ngoài. Đào đất móng từ cao trình mặt đất tự nhiên đến cao trình đáy bê tông lót móng.

Đào đất móng bằng máy đào có kiểm tra cao độ

– Đất đào được đưa lên xe chuyên dụng chở đi nơi khác, một phần đất đào được chọn lọc và tính toán trữ lại phục vụ cho việc lắp đất móng và hoàn trả lại hiện trạng.

– Dùng thủ công san gạt, gọt sửa nền đất móng đảm bảo đúng cao độ theo thiết kế.

Sửa đất móng bằng thủ công

  • Dùng đầm bàn đầm chặt nền đất theo yêu cầu.
  • Tiến hành kiểm tra nghiệm thu để thi công chuyển bước bê tông lót.

Ghi chú: Quá trình đào đất móng được tiến hành tuần tự cho từng móng và từng khu vực được thi công liên tục.

c. Công tác thi công đắp đất móng

– Sau khi các móng đơn thi công xong công tác bê tông móng thì tiến hành công tác lắp đất móng theo quy định.

– Đất lắp được chọn lọc kỹ, phải là đất tốt không lẫn rác, gỗ mục.

– Dùng máy đào lắp đất móng được đầm kỹ bằng máy đầm cóc, đầm bàn sao cho đạt độ chặt theo yêu cầu của thiết kế.

d. Công tác thi công đắp đất nền

– Tương tự như công tác lắp đất móng, sau khi các khu vực móng đơn được thi công cổ cột xong thì tiến hành công tác lắp đất nền theo qui định.

– Đất lắp được chọn lọc kỹ, phải là đất tốt không lẫn rác, gỗ mục.

– Dùng máy đào lắp đất nền được đầm kỹ bằng máy đầm cóc, đầm bàn sao cho đạt độ chặt theo yêu cầu của thiết kế.

2. Biện pháp thi công bê tông cốt thép đài móng

a. Công tác thi công xử lý nền đất móng

– Dùng thủ công san gạt nền đất đảm bảo đủ cao độ theo thiết kế.

– Xung quanh hố móng tạo rãnh thoát nước, làm hố thu bơm thóat nước dự phòng để đảm bảo nền đất luôn được khô ráo.

– Dùng đầm cóc, đầm bàn đầm chặt nền đất theo yêu cầu.

– Kiểm tra và nghiệm thu công công tác đất để tiến hành chuyển bước thi công.

b. Công tác thi công bê tông lót móng

– Từ lưới trục dựng Gabari tạm định vị trục móng, cốt cao độ bằng Máy Kinh vĩ và Máy Thủy Bình. Từ đó căng dây, thả dọi đóng cọc sắt Þ10 định vị tim móng, các vị trí biên móng mở rộng.

– Bê tông lót được sử dụng bê tông thương phẩm hoặc bê tông trộn tại hiện trường và được đổ bằng thủ công.

– Sau 24h khi bê tông lót đặc chắc, tiến hành vệ sinh bề mặt, dùng máy kinh vĩ hoăc máy toàn đạc vạch mực vị trí ván khuôn mép móng, vạch mực vị trí cột, tiến hành bước thi công tiếp theo.

c. Biện pháp ván khuôn móng

– Ván khuôn móng, dầm móng được tổ hợp bằng ván khuôn tấm lớn (mặt cốp pha bằng ván ép, sườn chịu lực bằng thép hộp 40×80).

– Hệ chống – giằng gông ổn định thành ván khuôn: bằng cây chống định hình, kết hợp với kích tăng đơ hiệu chỉnh khi thao tác.

– Sàn công tác bằng mâm thép định hình đặt ngay trên lớp cốt thép trên của móng

– Khi lắp ván khuôn phải đảm bảo độ kín khít, khe hở giữa 2 tấm ván khuôn được trám trét bằng bột chai hoặc mốp, khe hở ở chân cốp pha trám bằng vữa xi măng.

d. Cốt thép móng, dầm móng

– Được gia công tại khu vực gia công trên hiện trường. Việc gia công cắt và uốn thép được thực hiện bằng máy chuyên dùng và tổ chức theo kiểu dây chuyền.

– Mối nối cốt thép, chiều dài đoạn nối, lớp bảo vệ tuân thủ theo yêu cầu thiết kế.

– Cần phải kiểm tra việc lắp đặt cốt thép chờ cho cấu kiện bên trên phù hợp với việc phân đợt đổ bê tông.

e. Bê tông móng, dầm móng

– Từ Gabari trên, kiểm tra lại ván khuôn móng và cốt thép móng, cố định cốt thép cổ móng chắc chắn theo 2 trục, nghiệm thu trước khi đổ bê tông móng, đà giằng

– Kiểm tra độ sụt bê tông.

– Bê tông được đổ bằng bơm trực tiếp xuống hố móng.

– Công tác đầm bê tông được thực hiện bằng đầm dùi, đầm từng lớp với thời gian thích hợp. Tại mỗi vị trí đầm phải đảm bảo bê tông được đầm kỹ biểu hiện bởi vữa xi măng nổi lên bề mặt và không còn bọt khí trong bê tông.

– Trong quá trình đổ bê tông luôn theo dõi hiện trạng của ván khuôn và cây chống để có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

f. Bảo dưỡng bê tông

– Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng ẩm theo TCVN hiện hành.

– Trong quá trìng bảo dưỡng, hạn chế các rung động xảy ra đối với bê tông cũng như các tác động khác có khả năng gây ra hư hỏng cho bê tông.

II.Thi công phần thân

1. Biện pháp thi công kết cấu bê tông cốt thép phần thân

a. Công tác ván khuôn

Công tác ván khuôn cột, vách:

– Coffa cột vách sử dụng coffa định hình tấm lớn được tổ hợp bằng ván ép phủ phim dày 12mm đến 18mm hoặc tấm Fuvi khung sắt hộp.

– Hệ xương gông coffa bằng hệ sắt hộp 40x80x1.8mm, được gông cùm chắc chắn ngay cả trong quá trình cẩu lắp và vận chuyển.

Công tác ván khuôn dầm sàn:

– Coffa dầm sử dụng tấm ván ép phủ phim dày 12mm đến 18mm tổ hợp định hình với hệ khung sắt hộp để thuận tiện cho việc luân chuyển.

– Coffa sàn sử dụng tấm ván ép phủ phim dày 12mm đến 18mm , hệ xương đỡ coffa bằng hệ sắt hộp 40x80x1.8mm.

– Hệ chống giáo bằng hệ khung thép chịu lực Vietform bao gồm hệ cây chống, hệ giằng thép kết hợp U tăng đơ, hoặc hệ giáo H chịu lực.

– Sau mỗi lần luân chuyển, Hệ coffa được làm vệ sinh sạch sẽ, củng cố cho lần luân chuyển tiếp sử dụng tiếp theo.

Hình ảnh ván khuôn sàn

b. Công tác cốt thép

Công tác cốt thép cột, vách:

– Được gia công tại khu vực gia công trong công trường và được cẩu tháp chuyển đến vị trí lắp dựng.

– Cốt thép được làm sạch, buộc chặt vào cấu kiện, các chỗ neo, nối đảm bảo đúng theo yêu cầu thiết kế, qui định, qui phạm hiện hành. Cốt thép được đưa lên các sàn tầng để lắp đặt bằng cẩu.

– Trong một mặt cắt số lượng thép nối chồng không được vượt quá 50% số thanh.

Công tác cốt thép dầm sàn:

– Cốt thép dầm sàn được làm sạch, buộc chặt vào cấu kiện, các chỗ neo sàn dầm đảm bảo đúng qui định, qui phạm. Cốt thép được đưa lên các sàn tầng để lắp đặt bằng cẩu.

– Không nối cốt thép tại các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.

– Hàn cốt thép trong những điều kiện thích hợp đảm bảo độ an toàn và phải được giám sát công trình phê duyệt.

Hình ảnh thép sàn.

c. Công tác bê tông

Công tác bêtông cột, vách:

– Bê tông được đổ vào cột theo từng lớp qui định.

– Đầm bê tông cột bằng đầm dùi, trong khi đầm hạn chế va chạm đầm vào cốt thép.

Công tác bê tông dầm sàn:

– Bê tông dầm sàn được đổ cùng lúc, trước khi đổ bê tông, chúng tôi sẽ kết hợp với các bộ phận M & E lắp đặt thiết bị-đường ống để kiểm tra việc lắp đặt dây dẫn, đường ống ngầm trong bê tông.

– Độ dày và độ phẳng của mặt sàn được bảo đảm bằng hệ thống mốc, cử chuẩn bị trước. Dùng đầm dùi cho bê tông dầm, đầm bàn cho bê tông sàn. Bề mặt bê tông được xoa nhẳn và cán phẳng bởi nhóm thợ nề có tay nghề cao.

– Cấm tuyệt đối người qua lại, va chạm và để vật nặng lên bề mặt bê tông ở những vị trí đã đổ bê tông và đang trong qúa trình đông kết chưa đủ cường độ chịu lực.

d. Công tác tháo ván khuôn

Công tác tháo ván khuôn cột, vách:

– Sau khi bê tông cột đạt cường cho phép tháo ván khuôn, tiến hành tháo ván khuôn theo trình tự sau:

– Tháo toàn bộ các cây chống bằng cách giảm các u tăng đơ.

– Tháo các hệ giằng, giông cột.

– Tháo các thanh vê gốc của cột.

– Dùng xà ben tách nhẹ các mặt ván khuôn cột ra khỏi bêtông cột

– Dùng cẩu tháp cẩu các tấm ván khuôn đến vị trí tập kết và chuyển lên sàn trên tiếp tục thi công

Công tác tháo ván khuôn dầm sàn:

– Sau khi bê tông dầm sàn đạt cường cho phép tháo ván khuôn, tiến hành tháo ván khuôn theo trình tự sau:

– Giảm các thanh tăng đơ và các thanh chống cho dầm sàn. Hở đáy dầm sàn khoãng 30cm

– Hạ các hệ sắt hộp đỡ ván khuôn dầm sàn xuống cách đáy dầm sàn khoãng 30cm

– Tháo các tấm đáy ván khuôn dầm.

– Dùng xà ben tách nhẹ các mặt ván khuôn thành dầm ra khỏi bêtông dầm

– Tháo từng tấm ván khuôn thành dầm xuống, chuyển đến vị trí tập kết, sắp xếp gọn gàng.

– Tháo từng tấm ván khuôn sàn xuống, chuyển đến vị trí tập kết, sắp xếp gọn gàng.

– Trình tự tiếp tục cho đến khi tháo toàn bộ ván khuôn dầm và sàn.

– Tháo các thanh giằng ngang, dọc cửa hệ khung giáo.

– Tháo từng khung giáo xuống.

– Tất cả các vật tư được sắp xếp theo từng loại, tập kết ở những vị trí thuận lợi, gọn gàng và được kê lên hở mặt sàn, dùng cẩu tháp cẩu lên các sàn tiếp theo để thi công.

2. Biện pháp thi công xây tường bao che

a. Công tác xây tường

Công tác chuẩn bị:

– Sau khi tháo cốp pha dầm sàn, dọn dẹp mặt bằng, sẽ tiến hành ngay công tác xây.

– Tổ trắc đạc kiểm tra lại trục mốc, búng mực định vị mép ngoài khối tường xây lên mặt cột và nền.

– Kéo chỉnh lại thép râu câu tường.

– Vận chuyển tập kết khung cửa, gạch, nước, dàn giáo và vữa xây tới khu vực thi công.

Trình tự xây:

– Từ dưới lên trên, tường chính trước, tường phụ sau.

– Mặt bao che xung quanh xây trước, trong xây sau.

Qui định yêu cầu:

– Trước khi xây, bề mặt tiếp giáp khối xây phải được rửa sạch và quét một lớp hồ dầu xi măng nguyên chất để tăng độ bám dính và chống thấm về sau.

– Gạch phải nhúng nước trước khi xây, đối với những viên gạch dính bụi, bùn bẩn phải được cạo sạch trước khi đem xây, vữa trộn phải đảm bảo độ sụt yêu cầu. Vữa xây để qúa thời gian 1 giờ không được đem vào sử dụng.

– Tường gạch 200 & 100, lớp cuối cùng giáp với đáy đà bê tông cốt thép phải được cuốn gạch đứng và nêm chặt vữa có tác dụng chống nứt khi bê tông bị co ngót.

– Mặt gạch khi xây xong phải được quét sạch, mạch hồ phải lõm vào khỏi mạch gạch từ 3-5mm.

– Tường gạch dày 200 gạch ống phải được xây theo qui cách: 5 lớp gạch ống câu 1 lớp gạch đinh xây ngang.

– Xây tường phải kết hợp công tác gắn đặt khung cửa, để đảm bảo sự chắc chắn liền khối về sau.

– Tranh va chạm mạnh cũng như không được vận chuyển, đặt vật liệu dụng cụ trực tiếp lê trên khối xây đang thi công.

Công tác kiểm tra:

– Phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình xây bằng Thước thợ và thả dọi.

– Căng dây để các hàng gạch xây được thẳng và phẳng.

III. Thi công phần hoàn thiện

1. Thi công phần chống thấm

a. Công tác chống thấm

Yêu cầu thiết kế:

– Thi công theo yêu cầu của TCVN 5718-1993.

– Tuân thủ các quy định và hướng dẫn trình tự thi công của từng loại vật liệu hoặc phụ gia chống thấm, giám sát nghiêm ngặt quá trình thi công của công tác này theo các tiêu chuẩn qui phạm giám sát hiện hành hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trình tự thi công:

– Trình vật liệu, qui trình thi công các lớp chống thấm để Chủ Đầu Tư, phê duyệt.

– Sau khi đổ bê tông, sàn mái, sê nô xong, khu vệ sinh tiến hành chống thấm bề mặt.

– Làm sạch bề mặt bê tông và làm ẩm đều mặt tiếp xúc nếu chống thấm bằng chất chống thấm gốc xi măng.

– Quét các lớp chống thấm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

– Tiến hành ngâm nước thử thấm theo tiêu chuẩn quy định trong thời gian 48 giờ.

– Kiểm tra việc thử thấm.

c. Công tác trát tường

Công tác chuẩn bị:

– Các tổ trát tường phải kết hợp với trắc đạc để thực hiện các công việc chuẩn bị của mình, gắn đặt các mốc chuẩn.

– Dùng vữa làm các điểm mốc trên mặt gạch, hình vuông cạnh 2cm, bằng chiều dày lớp trát.

– Định vị các điểm mốc, phía trên đầu và cuối bức tường trước, sau đó mới tiến hành các mốc phía trong. Làm các mốc phía trên rồi thả quả dọi để làm mốc ở dưới và giữa tường.

– Khoảng cách các mốc về các phía phải nhỏ hơn thước thợ để dễ kiểm tra độ phẳng lớp trát.

– Mặt sàn thao tác trên giàn giáo và mặt sàn dưới chân dàn giáo phải quét dọn sạch sẽ trước khi tiến hành công việc.

Trình tự trát:

– Tiến hành từ trên xuống dưới: Trần, đà, tường, cột.

– Căn cứ vào mốc và thước thợ để trát lớp lót. Lớp trát lót không cần xoa mà chỉ miết vào mặt trát.

– Sau khi lớp lót se mặt thì trát lớp áo, dùng thước thợ cán phẳng. Xe mặt vữa thì dùng bàn xoa nhúng nước xoa cho nhẵn và phẳng đều.

– Riêng với tường có ốp gạch và đá trang trí, thì chỉ cần tiến hành lớp lót, xoa phẳng, lấy mũi bay kẻ thành ô có rảnh để tăng độ bám dính lớp sau (vạch sâu 2- 3mm).

Quy định yêu cầu:

– Làm sạch bụi, tẩy rửa các chất dầu mỡ bám dính, làm nhám bề mặt cần hoàn thiện để tăng độ bám dính.

– Trước khi trát phải tưới nước tạo độ ẩm đều khắp mặt tường, đảm bảo lớp vữa không bị bong, dộp, nứt về sau.

– Độ dày lớp trát, mác vữa phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.

Công tác kiểm tra:

– Công tác trát có ý nghĩa rất quan trọng tạo vẽ đẹp và thẩm mỹ cho công trình, nên phải thường xuyên kiểm tra độ phẳng của tường.

d. Công tác láng vữa nền

Công tác chuẩn bị:

– Kiểm tra lại cao độ nền sàn: căn cứ vào cao độ chuẩn của mặt láng đã xác định theo thiết kế, dẫn vào xung quanh tường hoặc cọc mốc khu vực láng những vạch mốc trung gian cao hơn mốc hoàn thiện từ 25÷30 cm. Dựa vào các mốc trung gian kiểm tra cao độ mặt nền, sàn.

– Đối với các khu vực diện tích lớn, sẽ chia ô 5÷6m để kiểm tra.

– Xử lý bề mặt: chỗ thấp sẽ dùng vữa xi măng mác cao để làm phẳng, chỗ cao sẽ đục bớt. Vệ sinh mặt láng và tưới ẩm cho nền, sàn.

Trình tự láng:

– Dùng thước đo từ vạch mốc chuẩn xuống mặt láng một khoảng bằng khoảng cách giữa mốc chuẩn đến mốc hoàn thiện (khoảng 25~30cm).Trường hợp mặt láng có độ dốc thì phía thấp của mặt láng đo từ cao đo từ cao độ trung gian xuống 1 đoạn lớn hơn 25÷30cm (trị số cụ thể phụ thuộc vào độ dốc thiết kế).

– Đắp mốc ở 4 góc khu vực cần láng, kích thước mốc 10x10cm (vữa cùng mác với vữa láng). Đối với các khu vực rộng cần có các mốc phụ có khoảng cách phù hợp với chiều dài thước cán sử dụng. Rãi vữa nối liền các mốc và cán phẳng theo mốc thành dải mốc rộng 10cm, chiều dài dải mốc chạy theo hướng láng vữa.

– Khi dải mốc se mặt, đổ vữa vào khoảng giữa 2 dải mốc hướng từ trong ra ngoài, dàn vữa đều trên mặt láng, cao hơn mặt mốc 2÷3cm. Dùng bàn xoa đập cho vữa đặt chắc, bám chắc vào nền.

– Dùng thước cán sao cho mặt láng phẳng với dải mốc. Dùng bàn xoa xoa phẳng, xoa rộng vòng nặng tay để vữa dàn đều, sau đó xoa hẹp nhẹ tay để vữa phẳng nhẵn.

– Tạo mạch ngừng thi công hình răng cưa gọn chân chống co ngót khi láng tiếp.

– Đánh màu: sau khi láng từ 4-6 giờ, dùng xi măng nguyên chất phủ lên mặt láng một lớp mỏng sau đó dùng bàn xoa thép hoặc bay miết lại cho mặt láng nhẵn bóng.

Công tác kiểm tra:

– Kiểm tra độ phẳng bằng thước tầm và nivô.

– Độ dốc được kiểm tra bằng nước trong quá trình dưỡng hộ. Độ bóng phải thõa mãn yêu cầu thiết kế.

e. Công tác lát nền

Công tác chuẩn bị:

– Đục tẩy bê tông, vữa, dầu mỡ, đất rác … dọn sạch, rửa bằng nước sạch.

– Phải tưới nước mặt nền thật ẩm trước khi lát, trét một lớp mỏng hồ xi măng nguyên chất trước khi trải hồ.

– Kiểm tra độ vuông góc của phòng, ghém cữ 4 góc căng dây cân đối lại cao độ mặt bằng bằng ống nước, thước Nivo theo yêu cầu thiết kế.

– Tập kết đầy đủ vật tư đúng yêu cầu, kiểm tra kích thước gạch, hoa văn nếu không đạt phải loạt bỏ.

Trình tự thi công:

– Dùng hồ xi măng cán mặt nền thật phẳng theo các mốc dẫn và dây căng, dùng nước xi măng pha tương đối loãng tưới khắp mặt nền.

– Nếu mặt nền tương đối rộng, dùng dây căng phân nền ra thành nhiều khu, khi lát sẽ tiến hành lát theo từng khu một.

– Lát đường viền (chu vi) căn phòng trước, từ đó lấy cữ, căng dây lát các hàng phía trong.

– Lát từ trong ra ngoài, trường hợp mặt nền quá rộng phải phân khu làm từng khu một.

– Phải đảm bảo mối nối giữa các viên gạch (1,5 – 2mm) thật đều, phẳng. Công tác trét joint được tiến hành sau 24 giờ, joint xi măng phải thấp hơn mặt gạch 0,5mm.

Quy định yêu cầu:

– Trong mọi trường hợp các mặt sàn sau khi hoàn thiện phải dốc đều về phía cửa hoặc phễu thu.

– Khi đặt gạch lát phải gõ thật đều cho gạch bám chắc vào mặt nền.

– Các đường chỉ phải thẳng, hình dạng hoa văn của các viên gạch phải đúng, chính xác.

f. Công tác ốp tường

Công tác chuẩn  bị:

Mặt ốp:

– Đục tẩy bê tông, vữa, dầu mỡ, đất rác … dọn sạch, rửa bằng nước sạch.

– Xác định cao độ, căng dây búng mực lên tường lấy cữ các mặt tường trong phòng hoặc giáp vòng xung quanh nhà cách đều (0,5 ¸ 1m) để đảm bảo các đường nối ngang tuyệt đối chính xác.

– Các đường mốc thẳng đứng cũng được búng mực với khoảng cách 1m bằng dây dọi, để đảm bảo mối nối đứng giữa các hàng gạch, thẳng đều từ trên xuống dưới.

Gạch ốp:

– Chọn những hộp có cùng số seri sản xuất.

– Loại bỏ những viên cong, vênh, sứt mẻ cạnh góc.

– Nhúng nước để giữ độ ẩm khi ốp.

Vữa:

– Trộn đúng mác thiết kế, không lẫn sỏi sạn.

– Ốp gạch đến đâu trộn vữa đến đó.

Dụng cụ:

– Bay dàn vữa.

– Thước tầm.

– Nẹp gỗ (lati).

– Nivô.

– Dao cắt gạch (Máy cắt và cưa tay).

– Chổi, dẻ lau

Trình tự thi công:

– Dùng nivô hoặc máy laser, kẻ 1 đường nằm ngang ở chân tường, cách nền bằng chiều rộng viên gạch rồi đóng đinh tạm trên tường hoặc tạo mốc chuẩn theo đường này.

– Dùng dây dọi, hoặc máy laser, vạch một đường thẳng đứng ở trung tâm mặt ốp.

– Căn cứ vào đường thẳng đứng và đường nằm ngang xếp gạch ướm thử để xác định 2 viên mốc ở hai góc.

– Sau khi xác định chính xác vị trí các viên mốc, ốp viên mốc và dùng nivô kiểm tra độ thẳng đứng viên mốc.

– Từ vị trí viên mốc, xác định đường thẳng đứng, căn dây ốp hàng cầu (theo phương đứng).

– Sau khi ốp hàng cầu xong, căng dây theo 2 hàng cầu hai bên để ốp các hàng phía trong.

– Trong quá trình ốp luôn luôn kiểm tra độ phẳng mặt ốp bằng thước tầm và vệ sinh mặt ốp để tránh vữa bám khô.

– Dùng hồ xi măng trắng phết lên các mạch để vữa lấp đầy các mạch sau đó dùng giẻ mềm lau sạch mặt ốp.

– Đối với các viên gạch lở, ở góc , dùng chì vạch lên viên gạch cần cắt và cắt gạch theo đúng kích thước thực tế sau đó ốp như kỹ thuật trên.

– Công tác ốp theo từng phòng, từng tầng từng khu vực, trong quá trình ốp lát phải chú ý các đường ống, vị trí các thiết bị điện nước.

g. Công tác trần

Công tác chuẩn  bị:

– Trước khi lắp trần treo cần phải hoàn thành tất cả mọi công tác hoàn thiện khác bên trong công trình, trừ công tác sơn và bồi dán trang trí.

– Tập kết vật liệu theo yêu cầu thiết kế.

Trình tự thi công:

– Khi bắt đầu thi công trần, trên tường và cột phải đánh dấu cao độ của mặt dưới trần, trên tường phải kẻ các trục định vị tương ứng với vị trí các tấm viền trần sát tường.

– Bắn tấm trần.

Quy định yêu cầu:

– Các tấm trần phải được liên kết chắc chắn với kết cấu của công trình.

– Phải kiểm tra độ phẳng của trần theo hai phương dọc và ngang phòng, phải đảm bảo yêu cầu ngang bằng cho mọi hướng. Sai số cho phép theo phương đứng so với cao độ thiết kế khi lắp ghép trần là ±5mm.

h. Công tác bả mastic

Công tác chuẩn bị:

– Những chỗ sức mẻ, bông dộp vá lại bằng vữa.

– Đối với những vết nứt :

– Dùng bay hoặc dao bả mastic cạo rộng đường nứt.

– Dùng bay bồi vữa cho phẳng.

– Xoa nhẵng bằng bàn xoa.

Vệ sinh bề mặt:

– Dùng bay hay dao bả tẩy những cục vữa khô bám vào bề mặt.

– Dùng giấy nhám thô đánh kỹ bề mặt để rụng bớt các hạt cát to bám trên bề mặt.

– Quét sạch bụi bẩn bám vào bề mặt.

– Dùng chất rửa có xà phòng tẩy sạch những vết bẩn do dầu mỡ, mồ hôi bám vào bề mặt.

– Chờ cho bề mặt khô hoàn toàn mới thực hiện các bước tiếp theo.

– Pha trộn mastic theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

– Dụng cụ bao gồm :Bàn bả, dao bả, xô, hộc chứa mastic…

Trình tự bả:

Bả lần 1: Phủ kín và tạo bề mặt

– Dùng dao xúc mastic đổ lên mặt bàn bả 1 lượng vừa phải.

– Đưa bàn bả áp nghiêng vào tường và kéo từ dưới lên trên sao cho mastic bám hết bề mặt.

– Dùng cạnh bàn bả gạt qua lại nhiều lần để mastic bám kín đều.

– Bả theo từng dải từ trên xuống, từ góc ra, chỗ lỡm bù mastic cho phẳng.

Bả lần 2: Tạo phẳng và làm nhẵn

– Để mastic lần 1 khô hoàn toàn.

– Dùng giấy nhám mịn làm phẳng, nhẵn những chỗ gợn lên do vết bả để lại.

– Phủ kín và tạo phẳng như lần 1.

Bả lần 3: Hoàn thiện bề mặt mastic

– Kiểm tra bề mặt bằng mắt phát hiện những vết xước, lỡm để bả dặm cho đều.

– Sửa sang lại các cạnh giao tuyến cho thẳng nét.

Quy định yêu cầu:

– Bề mặt sau khi bả phải phẳng nhẵn, bóng .

– Bề dày không quá 1mm.

i. Công tác sơn

Công tác chuẩn bị:

– Chờ cho bề mặt bả mastic khô hoàn toàn.

– Dụng cụ bao gồm : Rulô, chổi sơn, khay đựng sơn.

Trình tự sơn:

– Một lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ. Lớp sau thi công sau lớp trước khoảng 2 giờ.

– Đổ sơn vào chừng 2/3 khay.

– Nhúng rulô vào khay sơn.

– Đưa rulô áp tường, lăn rulô từ dươi lên, kéo xuống theo vệt cũ.

– Đẩy 2-3 lần 1 vệt. Các vệt chồng lên nhau 4-5cm.

– Dùng cọ quét ở các góc, cạnh…

– Sơn sẽ bắt đầu từ trần ® tường ® má cửa ® chỉ chân tường.

Quy định yêu cầu:

– Bề mặt sơn phải cùng màu, không có vết ố, đường ranh giới giữa các diện tích sơn không có vết tụ sơn chảy sơn hay vón cục.

– Các ranh giới giữa hai diện tích sơn có màu khác nhau phải sắt gọn, theo đúng thiết kế về màu sắc, vị trí và hình vẽ. Sai lệch cho phép không quá 2mm.

– Những đường viền bao màu sơn, đường viền khung cửa hay các hình vẽ trang trí phải có cùng chiều rộng, đồng màu trên suốt chiều dài, không có vết đứt đoạn, không lộ rõ nét gãy, loang lỗ.

IV. Vệ sinh công trình sau xây dựng

Công tác vệ sinh công trình bao gồm dọn dẹp rác, xà bần, tẩy rửa các vết do quá trình xây dựng để lại như tẩy vết sơn nước, vết xi măng, bột bả, bột trét, hút bụi xây dựng, lau chùi vết bẩn, đánh bóng sàn nhà, vệ sinh kính và khung cửa… Giai đoạn này được thực hiện trước khi bàn giao cho gia chủ vào nhà mới.

V. Bàn giao nhà cho gia chủ

Bước cuối cùng trong quy trình thi công nhà phố chính là bàn giao cho gia chủ vào làm lễ nhập trạch đúng như tiến độ ban đầu. Nếu bạn đang có nhu cầu xây nhà trọn gói, liên hệ ngay Không Gian Xanh để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x