7 Loại cây cảnh nên trồng trong phòng khách
Cây cảnh phong thủy trồng trong nhà nói chung được nhiều giới kinh doanh thành đạt rất tin dùng và ưa chuộng. Văn phòng và phòng khách là hai nơi luôn được chú trọng về phong thủy. Phòng khách là nơi hiện diện, thể hiện sự cá tính, thành đạt và trưng bày vẻ tôn nghiêm tín ngưỡng của gia chủ. Trồng cây trong nhà nói chung và trong phòng khách nói riêng luôn mang cho người chơi cảm giác gần gũi với thiên nhiên và tạo một không gian sống tươi mát. Cây cảnh còn mang nhiều ý nghĩa riêng đối với người chơi cây cảnh.
Việc trang trí cây xanh cho phòng khách không chỉ mang ý nghĩa về phong thủy, tăng cao thẩm mỹ. Ngoài tác dụng về phong thủy đa phần các loại hoa cây cảnh đều có công dụng thanh lọc không khí, điều hòa khí hậu cho ngôi nhà. Nhiều loại còn có tác dụng chữa một số bệnh thông thường và xua đuổi được côn trùng có hại cho sức khỏe.
Đặt cây cảnh trong nhà mang tới ý nghĩa về sự thịnh vượng, có những loại cây mang ý nghĩa về tình cảm mẫu tử, có những loại cây lại mang tới tài lộc – phú quý.
1, Cây cảnh trong phòng khách – Kim phát tài
– Loại cây này rất được ưa chuộng và thích hợp làm cây cảnh văn phòng do có lá đẹp, bóng, xanh mượt, tán cân đối, tương đối dễ tính. Cây thể hiện sự màu mỡ, với những ngọn lá vươn cao sung sức. Một số người còn tin rằng cây này mang đến sự thịnh vượng, may mắn cho chủ nhân khi bày trong nhà. Vì vậy, cây Kim phát tài thường được lựa chọn để đặt ở phòng của lãnh đạo, quản lý
2. Cây cảnh trong phòng khách – Vạn Niên Thanh
– Cây rất ưa bóng mát và thời tiết mát mẻ, nếu trồng trong đất ẩm thì cho lá to, dày bóng, trồng trong nước thì cho lá đẹp, cành trắng và vươn dài.
– Vì là loại cây leo nên thường được trồng trong chậu với 1 cột trụ. Với dáng hình thanh mảnh, lá xanh bóng, cây có tác dụng làm mát không khí, làm dịu những không gian thô cứng hoặc nhiều đồ vật mang tính âm, thuộc hành Kim, Mộc. Theo nghiên cứu của NASA có tác dụng hút được khí độc Fomaldehyde, làm trong lành không khi nhất là không khi có máy điều hòa lâu ngày.
3. Cây cảnh trồng trong phòng khách – Bạch Mã hoàng tử
– Đây là loại cây có tác dụng làm cho không khí ẩm hơn, đặc biệt rất tốt trong những môi trường thường xuyên sử dụng máy điều hòa. Có thể bày cây ở hành lang hay ở giữa sảnh, đặt ở các bàn làm việc hoặc trong các phòng làm việc có diện tích trung bình.
– Cây có thể cao từ 40-80cm, tán rộng từ 30-35cm. Cây Bạch Mã được nhiều người tin rằng sẽ mang may mắn thăng tiến trong công việc. Theo ý nghĩa tên gọi, cây cảnh Bạch Mã có nghĩa là tiến nhanh, thể hiện sự thuận buồm xuôi gió trong công việc cũng như trong cuộc sống.
4. Cây cảnh trồng trong phòng khách – Thiết Mộc Lan
– Thiết Mộc La có lá màu xanh, có sọc trắng ở giữa, hoa nở màu trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Cây có thể sử dụng bày nội thất làm cây cảnh văn phòng, cây cảnh trồng trong nhà hoặc trồng ngoại thất cảnh quan.
– Cụm hoa là chùm dài, uốn cong ra ngoài đám lá. Hoa lớn màu trắng nhạt hay vàng nhạt hay nâu tím với hương thơm dịu, mọc sát nhau ở các điểm như tán giả, quả mọng, màu đỏ. Cây trồng làm cảnh trong các chậu, ưa đất tốt, nhiều nắng, nhưng cũng có thể chịu được nơi đất xấu và che bóng một chút, do đó có thể đặt cây trang trí trong phòng .
– Cây có khả năng hấp thụ Fomaldehyde, làm sạch không khí, khử bớt các khí độc sinh ra do hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày.
5. Cây cảnh trồng trong phòng khách – Thanh Lan
– Cây thân cột cao 2-3m phân nhánh lớn, lá thuôn dài 30-40cm, rộng 4-5cm, định nhọn thót lại ở gốc thành cuống. Cụm hoa lớn, hoa có màu trắng, vàng nhạt. Tuy không mọc khỏe và dễ thích nghi như cây Thiết Mộc Lan, cây Thanh Lam vẫn được lựa chọn để trang trí cho những không gian nhiều ánh sáng, nhiều kính với tác dụng làm mát, làm ẩm không khí. Có thể trồng cây trong các chậu cỡ lớn, bày tại quầy lễ tân hoặc trong các phòng hợp có diện tích vừa phải. Cây cũng thích hợp trang trí cho những phòng làm việc dùng vách ngăn kính, hoặc đặt ở các sảnh cầu thang.
6. Cây cảnh trồng trong phòng khách – Đại Lộc
– Cây được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một kiểu dáng nào đó, còn gọi là thế cây, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường sinh trưởng cho cây đại lộc có được vẻ đẹp như ý.
– Cây đại lộc có hình dáng bên ngoài nhiều kiểu, thông thường ở miền Nam và miền Bắc người chơi cây Đại Lộc phân ra làm 2 loại.
– Cây được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một kiểu dáng nào đó, còn gọi là thế cây, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường sinh trưởng cho cây đại lộc có được vẻ đẹp như ý.
– Cây đại lộc có hình dáng bên ngoài nhiều kiểu. Thông thường ở miền nam và miền bắc người chơi cây đại lộc phân ra làm 2 loại.
– Bên cạnh mục tiêu làm cảnh cây Đại Lộc còn là một hàng hóa được kinh doanh không theo một khung giá cố định nào mà phần nhiều tùy vào việc đưa giá của người bán.
7. Cây cảnh trồng trong phòng khách – Tài Lộc (Đuôi Sam)
– Cây có hình dáng lạ mắt, thân cây được uốn tết vừa mềm mại, vừa chắc khỏe và được nhiều người quan tâm đến phong thủy lựa chọn để trang trí nội thất trong nhà vì tin rằng cây sẽ mang lại tài lộc, phú quý. Tài Lộc có khả năng chịu bóng nên có thể trang trí nội thất rất tốt. cây phù hợp với môi trường trong nhà, nhiệt độ vừa phải. Có thể đặt cây ở trong các phòng lãnh đạo có diện tích vừa phải, đặt cạnh tủ tài liệu hoặc trong các góc thoáng, cây có chiều cao từ 1.4m đến 1.8m.
– Cây Tài Lộc nếu được cột lên bằng một vài sợi chỉ đỏ hoặc đồng tiền vàng sẽ trở thành cây phát tài mà ai cũng thích. Do vậy cây trở thành vật trang trí được yêu thích của mỗi nhà vào dịp lễ tết.